Giới thiệu
Trường mầm non Công Lý
I. Đặc điểm tình hình
Công Lý
là xã nằm ở phía bắc huyện Lý Nhân với tổng diện tích hành chính là 598,58 ha,
xã có 18 thôn xóm, dân số trên địa bàn có 3217 hộ; 10051 nhân khẩu. Công Lý là
1 trong 5 xã xây dựng mô hình nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 của huyện Lý
Nhân.
Xã có 1
trường Mầm non, 1 trường Tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở. Trong đó trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở đã
được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
Với
tình hình kinh tế xã hội phát triển của địa phương, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng lên, trình độ dân trí ngày một được nâng cao, giáo
dục và đào tạo nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đã được quan tâm đúng mức.
Việc
quan tâm đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I là một
nhiệm vụ trọng tâm để xã Công Lý hoàn thành kế hoạch theo Nghị quyết của Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện và Nghị quyết của địa phương giai đoạn 2010-2015.
II. Tình hình nhà
trường.
-Trường mầm non xã Công Lý có 3 điểm trường nằm ở trung tâm khu dân cư ;
khu trung tâm nằm ở xóm Tân Tiến.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao, nhiệt tình yêu
nghề, số trẻ đến lớp đông.
III.
Những thuận lợi khó khăn
1. Thuận lợi
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của
các cấp lãnh đạo từ huyện đến xã đã chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho nhà
trường và mua sắm bổ sung kịp thời các trang thiết bị đồ dùng dạy học và vui
chơi cho trẻ, đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ
chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn cao, giáo viên nhiệt tình yêu nghề, có tinh
thần đoàn kết.
- Công tác XHHGD được tăng cường,
Hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả.
2. Khó khăn
- Nền kinh tế địa phương chủ
yếu là nghề nông do vậy việc đầu tư mua sắm trang thiết bị còn hạn chế.
- Các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo 3,
4 tuổi còn thiếu một số ít trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi theo TT
34/2013/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của BGD&ĐT đã được sửa đổi.
- Năng lực của giáo
viên không đồng đều, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên
còn hạn chế.
Từ đặc điểm
tình hình trên, tuy có những khó khăn song trường Mầm non xã Công Lý quyết
tâm xây dựng phấn đấu đạt 5 tiêu chuẩn
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
B. Tiêu
chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I
I/ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản
lý
1.Công
tác quản lý
- Nhà trường
có kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần;
có các biện pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ;
- Hiệu
trưởng, các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, thực hiện quản lý, phân
công hợp lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định tại Điều lệ trường mầm
non, Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức;
- Tổ
chức và quản lý tốt các hoạt động hành chính, tài chính, quy chế chuyên môn,
quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ, đổi mới công tác quản lý, quan hệ công tác và
lề lối làm việc trong nhà trường;
- Quản
lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ, đảm bảo cảnh quan luôn xanh, sạch, đẹp và an toàn;
- Lưu
trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà
trường;
- Thực
hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện
hành;
- Thường
xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua theo hướng dẫn của ngành và quy
định của Nhà nước.
-Nhà
trường có biện pháp nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường.
- Hiệu
trưởng đã có 33 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non, có 10 năm làm
công tác quản lý đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non, đã qua lớp bồi
dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và trung cấp lý luận chính trị, có khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn.
- Hiệu
phó 1có 26 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non, trong đó có 3 năm làm
công tác quản lý có bằng đại học quản lý giáo dục. Phó hiệu trưởng 2 có 23 năm
công tác liên tục trong giáo dục mầm non trong đó có 1 năm 1 tháng làm công tác
quản lý đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm mầm non, đang học lớp đại học sư
phạm mầm non và đã qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục và cả 2 phó
hiệu trưởng đã có bằng trung cấp lý luận
chính trị, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và
chỉ đạo chuyên môn.
- Hiệu
trưởng và các Phó hiệu trưởng đều có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động
của nhà trường, nắm vững chương trình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức
tốt, được giáo viên và nhân dân địa phương tín nhiệm; Nhiều năm liền đạt danh
hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
3.
Các tổ chức đoàn thể và hội đồng trong nhà trường.
- Nhà trường có Hội đồng
trường, được tổ chức và thực hiện theo quy định
tại Điều lệ trường mầm non; chú trọng công tác giám sát
hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết và quy chế dân
chủ trong các hoạt động của nhà trường;
- Tổ chức
Đảng: Nhà trường có một chi bộ độc lập gồm có 16 Đảng viên =
41,03%. Tổng số CB,GV,NV, số Đảng viên
tăng hơn so với cách đây 5 năm là 8 đồng chí .Chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhà trường hoạt động theo các Nghị quyết của các cấp đề ra. Chi bộ đạt tổ
chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
- Tổ chức
công đoàn có 39 người,
chi đoàn thanh niên có 11 người các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên luôn
hoạt động tích cực có hiệu quả thúc đẩy sự
phát triển các hoạt động của nhà trường và nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban đại diện
cha mẹ học sinh gồm 16 người, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường
trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động được sự đóng góp của cộng
đồng cho phong trào giáo dục mầm non của địa phương.
4.
Chấp hành sự chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp
- Nhà
trường thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà
nước liên quan đến giáo dục mầm non; Chấp hành nghiêm chỉnh sự quản lý của
chính quyền địa phương; Chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương về kế hoạch phát triển và các biện pháp cụ thể để nhà trường thực hiện
mục tiêu giáo dục mầm non;
- Nhà
trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo
dục và Đào tạo, thực hiện đầy đủ các quy định về báo cáo với cơ quan quản lí
cấp trên.
*
Đánh giá tiêu chuẩn 1: Đạt
2.
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên
1.
Số lượng và trình độ đào tạo
* Số
lượng:
- Tổng
số : 36 người (trong đó giáo viên là: 29 người)
- Giáo viên
nhà trẻ: 8 người
- Giáo
viên mẫu giáo: 21 người
- Nhân
viên: 7 (Trong đó 1 nhân viên kế toán; 6 nhân viên nấu ăn)
* Trình
độ chuyên môn.
- 100%
giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó trình độ trên
chuẩn là: 30/36 = 83,33% ( Đang học trên chuẩn 11; trong đó Đại học: 11 cao
đẳng)
- Định
biên cháu /cô
- Nhà
trẻ: 101/8 cô = 12,63 trẻ/cô (Không tính 32 trẻ trong nhà dòng)
- Mẫu
giáo: 441/21cô = 21 trẻ/cô
- Cô
nuôi: 542/6 cô = 90,33 trẻ/cô
2.
Phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ
-
100 % giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt;
-
Có 23/29 = 79,31% giáo viên dạy giỏi cấp trường có 13/29 = 44,82% giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
-
Năm học 2014-2015 có 25/34 = 73,53% giáo
viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Trong đó có 3 chiến sĩ thi
đua cấp cơ sở, Không có giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh
cáo trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ.
-
Có 28/28 = 100% số giáo viên đạt loại khá trở lên theo quy định chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó có 71,43%
số giáo viên đạt loại xuất sắc; không có giáo viên bị xếp loại kém.
3.
Hoạt động chuyên môn:
- Nhà
trường có 3 tổ chuyên môn: Tổ giáo viên mẫu giáo, tổ giáo viên nhà trẻ, tổ nhân
viên nuôi dưỡng. Các tổ chuyên môn hoạt động theo quy định của trường mầm non
và quy chế của nhà trường.
- Nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn định
kì hàng tháng vào thứ 7 tuần 1 và tuần 2, tuần 3 tổ chức kiến tập tại các nhóm,
lớp. Tổ chức tốt các buổi chuyên đề: Hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn PTTENT, Chuyên
đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trường mầm non, LQVHCV; hướng dẫn làm đồ
dùng, đồ chơi.... tạo cơ hội cho giáo viên giao lưu chia sẻ rút kinh nghiệm
tích cực tham gia hoạt động chuyên môn do nhà trường tổ chức. Hàng tháng các tổ
chuyên môn đánh giá kết quả và báo cáo kết quả hoạt động trên từng lĩnh vực với
bộ phận chỉ đạo chuyên môn nhà trường.
- 100%
giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và các hoạt động
xã hội do nhà trường, địa phương và Phòng GD-ĐT tổ chức.
- 29/29 GV, đã biết sử dụng ứng dụng CNTT trong quá trình quản lý,
soạn bài và giảng dạy, chăm sóc
trẻ.
4.
Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
- Hàng
năm nhà trường đều có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để
tăng số lượng giáo viên, nhân viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo cụ thể: Năm
học 2015-2016 nhà trường có 03 giáo viên tham gia học CĐSPMN và 11 cán bộ giáo
viên học ĐHSP Mầm non;
- 100%
giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên,
chuyên môn hè, bồi dưỡng chuyên đề theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào
tạo;
- 100%
giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
* Đánh
giá tiêu chuẩn 2: Đạt
3.
Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Nhà
trường thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học và chương trình giáo dục mầm non do
Bộ GD và ĐT ban hành. Kết quả hằng năm đạt:
- Trường
có 17/17 nhóm, lớp = 100%; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tổ chức cho trẻ ăn bán
trú. Mức ăn của trẻ 12.000đ/trẻ/ngày (tính cả gạo) không tính chất đốt tăng
1.000đ so với năm học trước.
-
100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra
dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm trong nhà
trường.
- Toàn
trường có 584/584 = 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại điều
lệ trường mầm non và được cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng,
được uống vitamin A và tiêm chủng vắcxin đầy đủ theo lịch.
+ Số trẻ được theo dõi cân nặng là: 584/584 = 100%.
Trong đó:
Trẻ phát
triển bình thường: 563/584 = 96,40%
Trẻ suy dinh dưỡng vừa: 22/584
= 3,6%
+ Tổng số trẻ được theo dõi theo chiều cao: 584/584 =100%
Trong đó: Trẻ có chiều
cao bình thường: 562/584 = 96,23%
Trẻ SDD thể thấp còi độ
1: 22/584 = 3,77%
Tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm
so với cùng kỳ năm trước giảm 1,4%
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học chuyên cần: 147/150 đạt 98 %;
Tỷ lệ trẻ chuyên cần ở các độ tuổi khác: 420/434 tỷ lệ 96,77%.
- Có 96,23 % trẻ em phát triển bình
thường về cân nặng và chiều cao theo độ tuổi.
- 100% trẻ
bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng
dinh dưỡng, cụ thể:
+Sau mỗi quý cân đo nhà trường chỉ đạo cho 100% các nhóm lớp có
trẻ bị suy dinh dưỡng thực hiện các biện pháp phục hồi như: Thông báo với phụ
huynh để phối hợp thực hiện.
+ Giáo viên phải thường xuyên quan tâm trẻ trong bữa ăn, khuyến
khích trẻ ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn hết xuất....
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt tạo cơ hội cho trẻ tích
cực vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ.
+ Kết quả hàng năm phục hồi được 100% số trẻ bị suy dinh dưỡng.
+ Cuối năm học nhà trường mới đánh giá chuyên cần và hoàn thành
chương trình của trẻ 5 tuổi.
- Năm học 2015-2016 có 150/150 trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá
theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (Trong đó 1 trẻ đi học trái tuyến, 1 trẻ
khuyết tật học hòa nhập và 5 trẻ chuyển đến trong năm học cũng được theo dõi
đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi) có 434/434 = 100% trẻ dưới 5
tuổi được học 2 buổi trên ngày.
- Trong năm học có 1 trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá có
sự tiến bộ đạt 100%.
* Đánh giá tiêu chuẩn 3: Đạt
4.
Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất và thiết bị
1.
Quy mô nhà trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
- Tổng số có 17 nhóm lớp. Trong đó có 4 nhóm
trẻ (1 nhóm trẻ nhà dòng) và 13 lớp mẫu giáo (4 lớp MG 3 tuổi, 5 lớp MG 4 tuổi,
4 lớp MG 5 tuổi). 100% các nhóm lớp được
phân chia theo đúng độ tuổi.
- Tổng
số trẻ trong toàn trường là 584 cháu.
Trong đó: Trẻ nhà trẻ 143/416 trẻ, tỷ lệ 34,38%
( trong đó có 30 trẻ nhà dòng);
+Trẻ mẫu
giáo: 441/441 trẻ, tỷ lệ 100(trong đó có 6 cháu đi
học trái tuyến;) ngoài ra còn có 5 cháu năm tuổi chuyển đến trong năm.
Trẻ MG 3 tuổi : 150 cháu/4 lớp, tỷ lệ 37,5 trẻ/lớp
Trẻ MG 4 tuổi : 141cháu/ 5lớp, tỷ lệ 28,2 trẻ/lớp
Trẻ MG 5 tuổi : 150 cháu/4 lớp, tỷ lệ
37,5 trẻ/lớp
2.
Địa điểm trường:
- Được
đặt tại trung tâm khu dân cư, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy
định về an toàn, vệ sinh môi trường.
3. Yêu cầu thiết kế xây dựng
- Tổng diện tích mặt bằng sử dụng đất của nhà trường 6554 m2,
bình quân 12,16 m2/trẻ, đủ theo quy định Điều lệ trường mầm non.
- Các công trình của nhà trường
được xây dựng kiên cố. Khuôn viên trường có tường bao ngăn cách với bên ngoài
bằng gạch, xen hoa sắt, có cổng, biển tên trường theo quy định của Điều lệ
trường mầm non. Trong khu vực trường có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước
hợp vệ sinh
4.
Các phòng chức năng
a) Khối
phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
-
Phòng sinh hoạt chung: Có tổng số 17 phòng học kiên cố đảm bảo diện tích 1,74 m2/trẻ
theo Điều lệ trường mầm non. Các phòng học đều được trang bị bàn ghế đầy đủ. Đồ
dùng, đồ chơi học liệu cho trẻ hoạt động đảm bảo đúng quy cách do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định và được sắp xếp khoa học theo từng chủ đề, các lớp trang trí
đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi;
- Phòng
vệ sinh: Đảm bảo diện tích trung bình là 0,4 m2/trẻ đáp ứng yêu cầu
theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, được xây khép kín, thuận tiện cho trẻ
sử dụng; chỗ đi tiêu, đi tiểu được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m. Nhà
trẻ có bô cho trẻ ngồi đảm bảo 4 trẻ/bô. Có đủ nước sạch, bồn rửa tay có vòi
nước và xà phòng rửa tay. Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp
với trẻ;
-
Hiên chơi: Đảm
bảo thuận tiện cho các hoạt động của trẻ khi nắng, mưa. Đảm bảo đúng quy cách, diện tích trung bình
0,5 m2/trẻ, chiều rộng 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,9 m; đảm
bảo an toàn cho trẻ.
b) Khối phòng phục vụ học tập
- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: Đã hoàn thiện
c) Khối
phòng tổ chức ăn
- Khu nhà bếp: 03 bếp đảm bảo trung bình
0,31m2 cho một trẻ được xây
dựng theo quy trình vận hành một chiều: Nơi sơ biến, chế biến và nơi chia thức
ăn. Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp thuận tiện khi sử
dụng;
- Kho thực phẩm: Được ngăn cách riêng
biệt để các loại thực phẩm, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Tủ lạnh: Có 3 tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
+ Bếp ăn khu trung tâm: Đã hoàn thiện
d) Khối phòng hành chính quản trị
- Văn phòng trường: Có văn phòng trường,
có diện tích 52m2. Có bàn ghế họp và tủ văn phòng, các bảng biểu
theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo;
- Phòng Hiệu trưởng: Có diện tích 25m2
có đủ bàn ghế tiếp khách, các phương tiện làm việc
- Phòng Phó Hiệu trưởng: Có diện tích 25m2 có đủ bàn ghế tiếp
khách, các phương tiện làm việc
- Phòng hành chính quản trị: Có diện tích 30 m2
- Phòng y tế: Có diện tích 15 m2, có tủ thuốc
và các dụng cụ sơ cứu ban đầu, có đồ thị theo dõi sự phát triển của trẻ, có các
tranh ảnh tuyên truyền phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Phòng bảo vệ: Có diện tích 15m2.
- Phòng dành cho nhân viên: Có diện tích 25m2.
- Khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên: Có diện
tích 12 m2 có đủ nước sử dụng, có bồn rửa tay và các phương tiện vệ
sinh.
- Có 3/ 3 điểm
trường đều có khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an
toàn và tiện lợi.
5. Sân vườn
- Diện tích sân chơi được quy hoạch,
thiết kế phù hợp. Có cây xanh, cây cảnh, có vườn cây dành riêng cho trẻ
chăm sóc và bảo vệ, có vườn cổ tích cho trẻ vui chơi, khám phá, học tập và trải
nghiệm. Khu vực trẻ chơi láng xi măng. Có 05 loại đồ chơi ngoài trời do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành. Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có tường bao chắn đảm
bảo an toàn cho trẻ. Sân khu trung tâm đã hoàn thiện.
* Đánh giá tiêu chuẩn 4: Đạt
V/Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hóa
giáo dục
1. Nhà
trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương,
Hội đồng giáo dục cấp cơ sở, các ban ngành về chủ trương xây dựng và giải pháp
huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn xã.
2. Các
hoạt động xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
- Nhà trường có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều
hình thức để tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng và nhân dân về mục tiêu giáo
dục mầm non, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia và giám sát các hoạt động
chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo
dục mầm non;
- Nhà trường
phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ được vui chơi, học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa nhà
trường, giáo viên và gia đình thông qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi trực
tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển tốt nhất;
- Nhà trường chủ trì và phối hợp với các
lực lượng trong cộng đồng và gia đình để tổ chức các hoạt động lễ hội theo Chương
trình giáo dục mầm non phù hợp với truyền thống của địa phương.
3. Huy
động sự tham gia của cộng đồng:
- Nhà trường huy động được sự tham gia tự
nguyện của gia đình, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tăng
cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;
-
Trong năm học qua nhà trường đã nhận được nhiều sự đóng góp của phụ huynh học
sinh, cá nhân có lòng hảo tâm ủng hộ, mua sắm sửa chữa cơ sở vật chất cho nhà
trường cụ thể:
Cha
mẹ học sinh đóng góp để mua đồ chơi, trang thiết bị dạy học: 112.250.000đ; xã
hội hóa tạo cảnh quan môi trường: 10.500.000đ;
Cha
mẹ học sinh vẽ tranh tường, làm cổng chắn lên cầu thang, mua âm ly loa đài, xây
dựng các nhân vật cổ tích với tổng kinh phí: 25.550.000đ;
Ủy
ban bảo trợ trẻ em huyện Lý Nhân cấp: 220.000.000đ để mua sắm đồ dùng, đồ chơi
ngoài trời và đóng tủ, bàn ghế văn
phòng, bàn ghế học sinh và sạp ngủ cho trẻ, mua sắm thêm một số trang thiết bị
phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ (kinh phí cấp qua ngân sách địa
phương)
Tổng
kinh phí XHH: 138.600.000 đ
* Đánh giá tiêu chuẩn 5: Đạt.
C. PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU TRONG
THỜI GIAN TỚI
-
Tích cực tham mưu với lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo địa phương đầu tư kinh phí
mua sắm thêm trang thiết bị như đàn, ty vi cho lớp 3 tuổi và nhà trẻ còn thiếu.
Ngoài ra còn bổ sung mua sắm thêm các trang thiết bị, tủ đựng chăn chiếu, bàn
ghế nhà trẻ.
-
Tiếp tục xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp đảm bảo an toàn thân
thiện phù hợp với trẻ mầm non;
-
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ, chú trọng đến chất
lượng giáo dục trẻ 5 tuổi. Có các biện pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống
dưới 4%;
-
Coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao trình độ toàn diện về mọi mặt
đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia. Đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường;
-
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để bổ sung CSVC, các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm
sóc giáo dục trẻ đáp ứng theo yêu cầu đổi mới;
Trên đây là
báo cáo kết quả tự kiểm tra trường mầm non theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia mức độ I của trường mầm non xã Công Lý. Nhà trường tự đánh giá đã đạt được 5/5 tiêu chuẩn. Rất mong
được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo để nhà trường được công nhận đạt
chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2016./.
Nơi nhận: XÁC NHẬN UBND XÃ HIỆU TRƯỞNG
- UBND huyện;
- PGD&ĐT; (để báo cáo)
- Lưu
VP.
Nguyễn Thị Kim Nương