tin tức-sự kiện
Để thực hiện tốt việc áp dụng thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy các môn khoa học, tự nhiên và xã hội, từ năm học 2012 - 2013, Trường Tiểu học Bắc Lý đã đã tổ chức Hội thảo dạy học theo phương pháp “ Bàn tay nặn bột” . Qua đó, cán bộ quản lý và giáo viên đã làm quen được với thuật ngữ “Bàn tay nặn bột”, đồng thời nhận thức đúng đây là phương pháp tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, khi mà học sinh đang ở giai đoạn tìm hiểu, khám phá các kiến thức khoa học.
Dạy học theo phương pháp này không đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị dạy học hiện đại, đắt tiền, mà thường sử dụng những vật liệu dễ kiếm, dễ tìm nên giáo viên và học sinh có thể tự sưu tầm được như hoa quả, chai, lọ, ni lông, que diêm, các loài sinh vật... Các thao tác thí nghiệm cũng hết sức đơn giản. Học sinh có thể mổ một đùi ếch để biết cơ bắp, gân, dây chằng và chức năng của các bộ phận ấy. Trong ao hồ, chuồng thú, học sinh có thể quan sát được sự đẻ trứng, sinh con và các hành động khác của con vật như ăn mồi, chăm sóc con; trên những khoảng đất trồng, thử nghiệm nhu cầu của cây trồng bằng cách thay đổi thông số của các yếu tố như đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí, qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá kết quả. Tên bài học trong sách giáo khoa thường được thể hiện dưới dạng câu hỏi. Sau khi hoàn thành bài học, học sinh phải tìm được câu trả lời thỏa đáng..
Qua quá trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” đã hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm thông qua nhóm tự nghiên cứu, quan sát và trao đổi để tìm câu trả lời cho các vấn đề, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và tư vấn. Bắt tay với các thí nghiệm, học sinh luôn phải đặt ra các câu hỏi “tại sao?”. Sau một thời gian, giáo viên trong trường đều có nhận định chung, đây là phương pháp hiệu quả, kích thích sự sáng tạo của học sinh, giúp học sinh phát triển tư duy khoa học. Dạy học theo phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức rộng, có sự chuẩn bị công phu cho mỗi giờ học, từ dụng cụ thí nghiệm, thiết bị học tập đến các tình huống có thể xảy ra trong quá tình học sinh làm thí nghiệm. Tuy nhiên, để triển khai được tốt cần khắc phục một số khó khăn như phải bổ sung đảm bảo cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học; tính toán thêm thời lượng cho phương pháp dạy này. Trong năm học mới, nhà trường cũng đang phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm đạt được ở năm học trước để tiếp tục áp dụng cho tất cả các khối lớp.
-
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẮC LÝ TRIỂN KHAI TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN ĐỐI VỚI LỚP 2
-
Tập huấn nâng cao vận dụng các hình thức dạy học tích cực.
-
ĐẢY MẠNH PHONG TRÒA THI ĐUA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
-
Tổng kết hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2016- 2017
-
THI VIẾT CHỮ ĐẸP CẤP TRƯỜNG 2016 - 2017
-
Sinh hoạt chuyên môn về dạy học phát huy tính tích cực của học sinh môn Tự nhiên và Xã hội Khối lớp 1,2,3
-
Sinh hoạt chuyên môn: Hướng dẫn đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 22
-
QUY ĐỊNH HỒ SƠ VÀ CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2017-2018
-
Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
-
Sinh hoạt chuyên môn liên trường năm học 2018 - 2019
-
Trường Tiểu học Bắc Lý triển khai trường học mới VNEN đối với lớp 2
-
Sinh hoạt chuyên môn chuyên đề: Mô hình trường học mới cấp trường năm học 2018 - 2019
-
TH Bắc Lý tập huấn môn giáo dục lối sống và môn Tiếng Việt lớp 1 – CGD
-
Những hạn chế của phương pháp dạy tiếng Anh Phonics
-
KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN LIÊN TRƯỜNG 2017-2018