tin tức-sự kiện
Ba câu hỏi và lời giải hữu ích về Thông tư 30
Việc
đánh giá học sinh tiểu học nhất là đánh giá thường xuyên theo Thông tư 30 có
giúp học sinh có động lực để phấn đấu học tập?
Xin khẳng định rằng việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét sẽ là động lực
giúp học sinh học tốt hơn vì:
Việc dạy học và đánh giá phải vì lợi ích của học sinh, nhằm trả lời câu hỏi :
Làm thế nào để học sinh thích học và học được ?Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học giáo dục: học tập có hai động cơ chính, động cơ bên ngoài và động cơ bên
trong.
Động cơ bên ngoài gây hứng thú học tập là những lời khen, phần thưởng, điểm số
cao,… Động cơ bên trong gây hứng thú học tập là những nội dung học tập mà học
sinh hiểu được, có ích với đời sống, hấp dẫn làm cho các em tò mò tìm hiểu, say
mê sáng tạo, giúp các em hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
Động cơ bên trong có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng giáo dục còn động
cơ bên ngoài có tác động làm cho động cơ bên trong trở nên mạnh mẽ hơn. Chính
vì vậy, việc đổi mới đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, hướng dẫn, giúp đỡ
các em tiến bộ, giúp các em tự tin để tập trung hình thành động cơ bên trong,
giúp học sinh học được, thích học và học tốt hơn.
Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số, được các nước phát triển đã và đang
áp dụng, nhân đây xin thông tin tóm tắt một công trình nghiên cứu của Anh về ba
cách đánh giá để mọi người biết thêm ưu điểm của việc đánh giá bằng nhận xét:
cách đánh giá thứ nhất chỉ cho điểm, cách đánh giá thứ hai vừa cho điểm vừa
nhận xét, cách đánh giá thứ ba không cho điểm chỉ bằng nhận xét.
Kết quả cho thấy cách đánh giá chỉ bằng nhận xét làm cho tất cả học sinh quan
tâm đến môn học hơn và kết quả học tập được nâng lên đến 30% trong sự so sánh
với hai cách đánh giá còn lại.
(GDVN) - Học sinh lớp 5 đã học theo kiểu cũ 4 năm rồi, độp một cái không chấm điểm, không giao bài tập về nhà,... liệu các em có đạt chuẩn bước vào lớp 6 không?
Về việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30, GS. Ngô Bảo Châu (Đại
học Chicago, Mỹ) đã đánh giá: “Giáo dục và đào tạo Việt Nam trong năm qua có
một số điểm sáng, chủ trương chung về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục và đào
tạo có nhiều bước đi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra một số ý tưởng cải cách
dù gây nhiều tranh luận trong xã hội nhưng về cơ bản đạt được một số sự tiến
bộ.
Chẳng hạn như về đổi mới chương trình – sách giáo khoa, hoặc bỏ việc chấm điểm
trong quá trình đánh giá thường xuyên với giáo dục tiểu học. Riêng về bỏ chấm
điểm khi đánh giá thường xuyên ở tiểu học, tôi rất tán thành.
Với học sinh lứa tuổi này, sẽ là quá sớm để dùng điểm số tạo sự ganh đua, gây
sức ép quá thường xuyên cho các em. Chủ trương này đã bắt nhịp được với xu
hướng giáo dục tiểu học của thế giới cấp tiểu học. Tất nhiên, việc đánh giá
bằng nhận xét với học sinh sẽ khiến các thầy cô giáo vất vả hơn.
Tôi nghĩ việc gì cũng vậy, ban đầu sẽ có những khó khăn nhưng cũng không đến nỗi không thể không làm được. Những thay đổi đều tạo nên sự xáo trộn nhất định, nhưng thay đổi đúng hướng thì sẽ giúp chất lượng giáo dục được tốt hơn” (Theo Tiền Phong).
Việc đánh giá học sinh tiểu học theo
Thông tư 30 tác động đến đội ngũ giáo viên tiểu học, đến học sinh tiểu học, cha
mẹ học sinh và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học như thế nào ?
Thứ nhất, tác động đến giáo viên tiểu học.
Theo mục đích của việc đánh giá học sinh tiểu học ở trên, để thực hiện Thông
tư 30, giáo viên phải từng bước thay đổi quan điểm đánh giá học sinh,
từ tập trung đánh giá kết quả cuối cùng sang tập trung đánh giá quá
trình học tập ; từ thói quen đánh giá bằng điểm số sang đánh giá
bằng nhận xét trong hoạt động đánh giá thường xuyên.
Việc thay đổi quan điểm và thói quen đánh giá này cần được thực hiện thông qua công tác tập huấn, trải nghiệm và sinh hoạt chuyên môn.
Tác động đến học sinh tiểu học
Với đánh giá thường xuyên bằng nhận xét (không cho điểm) ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, sẽ giúp học sinh giảm áp lực về điểm số (từ phía phía phụ huynh, cộng đồng…). Học sinh sẽ thấy hứng thú học tập hơn khi áp lực điểm số, áp lực thành tích bị đẩy lùi.
Việc thực hiện Thông tư 30 cũng góp phần giúp học sinh từng bước hình thành những năng lực, phẩm chất cần thiết cho việc hình thành nhân cách và các giá trị sống của các em: tự tin, tự trọng, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, đề xuất và giải quyết vấn đề.
Tác động đến cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, cộng đồng
Việc thực hiện Thông tư 30 sẽ tạo ra một cơ chế hoạt động chặt chẽ trong việc thực hiện nguyên lí giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 30 cũng có thể tạo ra một số băn khoăn trong một bộ phận cha mẹ học sinh và cộng đồng: không đánh giá bằng điểm số đối với đánh giá thường xuyên.
Một bộ phận cha mẹ học sinh và cộng đồng có thể băn khoăn với việc không cho điểm (ở đánh giá thường xuyên) sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong theo dõi quá trình học tập của học sinh, cũng như không động viên, khuyến khích học sinh học tập.
Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong phụ huynh và cộng đồng về những ưu thế nổi trội của đánh giá bằng nhận xét trong việc giúp đỡ, hỗ trợ học sinh trong tiến trình học tập.
Tác động đến đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục tiểu học
Cũng như với đội ngũ giáo viên, việc thực hiện Thông tư 30 cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục tiểu học phải thay đổi tư duy đánh giá học sinh tiểu học, trong đó nhấn mạnh vào mục tiêu: giúp đỡ, hỗ trợ học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, từng bước hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết theo mục tiêu của giáo dục tiểu học; cùng đồng hành và hỗ trợ giáo viên trong đánh giá học sinh tiểu học cũng như đổi mới phương pháp dạy học.
Việc thay đổi quan điểm và thói quen đánh giá này cần được thực hiện thông qua việc chỉ đạo, quản lí, tham gia công tác tập huấn, trải nghiệm và sinh hoạt chuyên môn.
Việc xét khen thưởng theo Thông tư 30 như thế nào? Và học sinh có thể đạt những “danh hiệu” gì?
Theo Điều 16 của Thông tư 30 thì một học sinh được khen thưởng thì phải được các bạn trong lớp giới thiệu và bình bầu, tôn vinh.
Nội dung hoặc “danh hiệu” khen thưởng do hiệu trưởng quy định dựa trên những “thành tích nổi bật” hay “tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá”, “thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác” của học sinh, chẳng hạn như:
- Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mĩ thuật;…;
- Khen thưởng về năng lực, phẩm chất : Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …
Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
Cùng với những danh hiệu, nhà trường, giáo viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể có những phần thưởng ý nghĩa kèm theo (vở, truyện, bút…) để động viên, khuyến khích các em, giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong cuộc sống.
-
Thể hiện chữ tâm của người thầy
-
Điểm kiểm tra học kỳ không dùng để xếp loại học sinh
-
hoạt động ngoại khóa
-
Thầy ngày càng sợ… trò!
-
Trò chơi dân gian trong trường học
-
Cây cầu khuyến học, thoát nghèo của Bản Khuông
-
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
-
Lớp học thêm của thầy
-
'Quả ngọt' với Thông tư 30
-
Cậu học trò mồ côi và giấc mơ trở thành cảnh sát biển